Thursday, October 31, 2013
phim hay Và tôi hiểu được tại sao chỉ những nhân vật
phim hay Và tôi hiểu được tại sao chỉ những nhân vật trung thực trong trắng và dũng cảm trong Rừng Na-uy mới tự kết liễu cuộc đời mình. Họ còn quá trẻ và không đủ kiên nhẫn để hy vọng cuộc đời này sẽ nuôi dưỡng được một cái chết tự nhiên xứng đáng. Và tôi cũng hiểu tại sao nhiều nhà văn lớn của Nhật Bản như Osamu Dazai và Yasunari Kawabata cũng đã chọn cái chết để khỏi phải chứng kiến cái đẹp và cái cao cả đang bị thời cuộc làm nhục. Cuộc khủng hoảng của thế hệ trẻ Nhật Bản cuối thập kỷ 1960 trong Rừng Na-uy không phải chỉ là sự đớn đau của linh hồn và thân xác đang phải vượt ngưỡng ngây thơ, mà còn là sự thất vọng lớn lao trước những biến đổi ngu xuẩn của thờỉ cuộc: phép lạ kinh tế của một đế quốc quân chủ thất trận đang khiến cho lòng tin mù quáng vào Thiên Hoàng bị thay thế bởi tín ngưỡng có tính toán vào sức mạnh của đồng tiền và những ước lệ xã hội kèm theo. Tôi đọc Rừng Na-uy và nhớ đến Hemingway, Paul Bowls, Kerouac… đến những thế hệ trí thức trẻ tuổi Âu Mỹ sau hai cuộc thế chiến vẫn được gọi là The lost generations - những thế hệ bị tha hoá với chính sự thắng thế và hưng thịnh vật chất của phương Tây, không tìm thấy chỗ đứng của mình trong chốn phồn thực hãnh tiến ấy. Tôi nhớ đến Kundera và cái nhẹ bỗng không thể chịu đựng nổi của kiếp người trong vòng xoáy của những cuộc đổi thay bạo lực. Và tôi cũng nhớ đến câu nói của Alexei Tolstoi: "Những cuộc chiến tranh rồi sẽ chấm dứt, những cuộc cách mạng sẽ thôi gào thét, và sẽ chỉ còn lại mãi mãi tấm lòng dịu dàng và êm ái của em."
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment